Vì sao Đại tướng Tô Lâm là Tổng Bí thư tham lam vô độ và quen thói “sai nha”?

Trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các phe nhóm và cá nhân. Với vai trò Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đang muốn củng cố quyền lực và ảnh hưởng của mình, trong khi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Lương Cường cũng có những lợi ích và chiến lược riêng.

Ông Tô Lâm có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an, từng đảm trách nhiều vị trí quan trọng. Ông được đánh giá là người có năng lực chuyên môn về công tác an ninh, và cảnh sát. Tuy nhiên, trên cương vị Tổng Bí thư, ông Tô Lâm bị đánh giá là một chính khách không hoàn chỉnh, về mặt đạo đức cũng như phẩm chất lãnh đạo.

Theo giới phân tích quốc tế, đa số các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam không ủng hộ ông Tô Lâm với lý do ông Lâm không đủ tư cách và phẩm chất đạo đức để giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng. Thậm chí, có không ít ý kiến khẳng định, ông Tô Lâm là một Tổng Bí thư tham lam.

Tại sao lại nói như vậy?

Từ cuối năm 2023, khi cố Tổng Bí thư Trọng có những dấu hiệu về vấn đề sức khỏe, với mưu mẹo của một trùm an ninh mật vụ hàng “cáo già”. Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sử dụng các thủ đoạn để “đánh gục” hàng loạt các lãnh đạo hàng đầu. Đây là các ứng viên cho các vị trí quan trọng, với lý do đang cản đường tiến đến chức vụ Tổng Bí thư của ông Tô Lâm.

Một trong những lý do đã khiến cho chủ trương đưa đất nước và dân tộc vào “kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã bị cản trở quyết liệt, từ các phe nhóm trong nội bộ Đảng.

Tuy nhiên, vẫn chứng nào tật ấy, trong thời gian gần đây, việc Bộ Công an đã đưa ra các yêu cầu được đánh giá là hết sức tham lam, ôm đồm 3 chức năng dân sự thuộc các bộ, ngành khác. Đó là Tổng Công ty MobiFone; mảng an ninh hàng không; cũng như mảng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an. Đây là những lĩnh vực được cho là “hái ra tiền” dần được “nhóm lợi ích” Công an thâu tóm.

Chưa hết, nghề Cảnh sát Giao thông ở Việt nam làm việc trên đường phố được coi là có nhiều đặc quyền đặc lợi, là nghề “hái ra tiền”. Muốn được vào nghề này để kiếm “bánh mỳ”, cũng phải chi những món tiền không hề nhỏ.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công an – Trung tướng Lê Thế Tiệm từng thốt lên: “Có cái gì ngoài đường mà con ai cũng xin gửi ra đó đứng? Kỳ lạ là ngoài đường mưa gió cực khổ như vậy mà nhiều người ưng? Giao thông là một khoa học vậy mà ai cũng muốn ra đường đứng, rồi cầm gậy quơ tứ tung là sao?”.

Cảnh sát Giao thông ở Việt Nam tham nhũng, là một vấn đề nhức nhối trong xã hội đang được yêu cầu chấn chỉnh và dẹp bỏ. Trong khi ngân sách dành cho Bộ Công an được cho là muốn được bao nhiêu cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ?

Vậy mà, Bộ Công an vẫn đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định 168 tăng tiền phạt vi phạm giao thông gấp nhiều lần. Với lý do, 85% số tiền phạt sẽ được Bộ Công an dùng để đầu tư, bồi dưỡng phục vụ, đảm bảo công tác an toàn giao thông.

Nhưng Bộ trưởng Công an, và Tổng Bí thư Tô Lâm cố tình “quên” rằng, Nghị định 168 đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân, từ gánh nặng tài chính đến áp lực trong cuộc sống. Thậm chí Nghị định này có thể gây phản tác dụng và làm gia tăng bất mãn trong xã hội.

Đáng chú ý, theo Báo Quân Đội Nhân Dân – Cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng có bài viết với tựa đề: “Một ngày lạ thói sai nha”. Theo đó, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có câu thơ:

“Một ngày lạ thói sai nha,

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.

Trong “Truyện Kiều”, “sai nha” đã làm tan nát gia đình nàng Kiều. Còn những “sai nha” thời hiện đại vẫn nhũng nhiễu trên đất nước ta. Vì lẽ đó, sự nghiêm minh của kỷ cương phép nước là điều cần thiết, để đem lại niềm tin cho quần chúng nhân dân.

 

Trà My – Thoibao.de